Hành trình người dùng trong kỷ nguyên 4.0

Screen Shot 2019-05-20 at 1.47.58 PM

Mô hình AIDA

Đây là mô hình kinh điển của Marketing gồm 4 bước:

Attention: trước đây để đưa sản phẩm ra thị trường, doanh nghiệp cần tìm đủ mọi cách thu hút sự chú ý của khách hàng bằng nhiều cách: bao bì bắt mắt, chương trình khuyến mại, tính năng đặc biệt...

Interest: sau khi tiếp cận với các sản phẩm người tiêu dùng có xu hướng thích hay không thích sản phẩm đó dựa trên những yếu tố kể trên ở chu trình tạo ra sự chú ý.

Desired: dần dần, từ sự yêu thích với các sản phẩm đó, họ khao khát được sở hữu dựa trên khả năng thanh toán của mình với sản phẩm đó.

Action: họ ủng hộ thương hiệu bằng cách mua sản phẩm của thương hiệu đó.

Đây là mô hình rất đơn giản, mang những khái niệm rất sơ khai của việc làm marketing thuở 1.0.

Mô hình 4A

Sang đến Marketing 2.0, 3.0, với sự bùng nổ của Internet và máy tính, hành vi của người tiêu dùng cũng thay đổi rất nhiều và mô hình AIDA dần được chuyển sang mô hình 4A với 4 yếu tố:

Awareness: doanh nghiệp muốn cạnh tranh trên thị trường thì sản phẩm không chỉ có chất lượng tốt, giá thành phải chăng, các chương trình xúc tiến mà sản phẩm phải có mức độ nhận biết cao (thông qua việc truyền thông tổng lực, tần suất liên tục), các doanh nghiệp tìm mọi cách để sản phẩm trở thành TOM (Top of mind) trong tâm trí của người tiêu dùng.

Attitude: từ việc yêu thích, khao khát sử dụng các sản phẩm của các thương hiệu, người tiêu dùng thông mình hơn, họ có quan điểm và thái độ riêng với các vấn đề của sản phẩm, họ quan tâm nhiều đến các khủng hoảng truyền thông, họ quan tâm tới cách mà doanh nghiệp/thương hiệu kinh doanh trên thị trường

Action: sau khi các doanh nghiệp xây dựng nhận diện của thương hiệu, họ cần có được thiện cảm của người tiêu dùng thông qua các chương trình truyền thông mang yếu tố giao tiếp với từng cá thể, lúc này người dùng họ mới tạo ra chuyển đổi.

Action Again: lúc này việc ủng hộ thương hiệu bằng cách mua hàng lặp đi lặp lại và trung thành với thương hiệu.

Mô hình 5A (Digital 4.0)

Mô hình này dựa trên 3 thay đổi lớn

#1 Trước 4.0, khách hàng tự quyết định thái độ với thương hiệu, với 4.0 sức hút ban đầu của thương hiệu bị ảnh hưởng bởi cộng đồng

#2 Trước 4.0 Trung thành = mua hàng lặp lại

4.0: Trung thành = ủng hộ thương hiệu

#3 Khánh hàng chủ động kết nối với nhau, xây dựng mối quan hệ tìm hiểu và ủng hộ. Tùy thuộc vào thông tin trong các cuộc thảo luận sẽ làm cho kết nối này ảnh hướng tới sự thu hút của thương hiệu ban đầu

Mô hình 4A lúc này được chuyển thành 5A.

Awareness: giống với mô hình 4A, việc trở thành TOM trong tâm trí người tiêu dùng vẫn tiếp tục được triển khai bằng nhiều hoạt động tổng lực.

Appeal:trước đây, người tiêu dùng tự quyết định thái độ của họ với thương hiệu, giờ đây họ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi đám đông và cộng đồng.

Ask: trước khi quyết định mua một sản phẩm nào đó, họ tìm hiểu, hỏi han, tham khảo ý kiến của 3 đối tượng chính , được gọi là 3F (Friends, Family, Fan & Follower).

Action: họ mua hàng sau khi đã cân nhắc rất kỹ và tham khảo rất nhiều người

Advocate: trước 4.0, ủng hộ thương hiệu là mua hàng lặp lại, 4.0 - ủng hộ thương hiệu là trung thành với thương hiệu, chia sẻ với những người khác về thương hiệu, nói tốt về thương hiệu. Để đạt được điều này là không đơn giản với hầu hết doanh nghiệp. Họ thường đầu tư nhiều vào khách hàng mới trong khi tập khách hàng đã mua hàng là một kênh truyền thông hữu hiệu đang bị bỏ quên.

 

Tổng hợp: Andy

Bài viết liên quan

“Location game” - trò cân não lý giải tại sao ở đâu có KFC, ở đó có McDonald’s mọc lên ngay cạnh và ngược lại
“Location game” - trò cân não lý giải tại sao ở đâu có KFC, ở đó có McDonald’s mọc lên ngay cạnh và ngược lại
Nhà tiếp thị, quảng cáo đón sóng Metaverse như thế nào?
Nhà tiếp thị, quảng cáo đón sóng Metaverse như thế nào?
Ngân hàng Nhà nước cho phép MobiFone thí điểm cung cấp dịch vụ Mobile Money đầu tiên
Ngân hàng Nhà nước cho phép MobiFone thí điểm cung cấp dịch vụ Mobile Money đầu tiên
TikTok tiếp tục
TikTok tiếp tục "ẵm" trọn ba giải thưởng lớn tại lễ trao giải MMA Smarties 2021