Gợi ý chiến lược Marketing cho các nhãn hàng mùa Trung Thu năm 2021

Thị trường bánh kẹo mùa Trung Thu năm 2021 được đánh giá là ảm đạm hơn so với các năm trước, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19. Vậy nếu tình hình dịch bệnh tiếp tục kéo dài, thì các nhãn hàng cần làm gì để đảm bảo doanh số không sụt giảm đáng kể? Trung Thu đã cận kề, DigiWonder xin được đồng hành cùng các doanh nghiệp với những ý tưởng Marketing phù hợp.

Đôi nét về bối cảnh ngành hàng bánh kẹo mùa Trung Thu năm 2021

Tình hình dịch bệnh lần này diễn biến khá phức tạp, tác động xấu lên tất cả các ngành hàng. Các thành phố đi đầu như TP.HCM hay Hà Nội đều đang thi hành giãn cách xã hội. Chỉ thị 16 được thiết lập chặt chẽ, việc bố trí hệ thống cửa hàng bánh trung thu rộng khắp như những năm trước là điều không thể. Lễ hội sẽ bị hạn chế tổ chức để tránh lây lan dịch bệnh. Người dân sẽ thắt chặt chi tiêu hơn do sự bất ổn của bối cảnh xã hội. Năm 2021 có thể sẽ là năm yên ắng nhất của thị trường bánh trung thu. Với tình hình này, doanh thu của các nhãn bánh kẹo được dự đoán sẽ sụt giảm 20-30% so với năm trước.

Tuy nhiên, người dân đều đang cố gắng bình thường hoá mọi hoạt động, thích ứng với dịch bệnh, thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Có thể không còn quán xá, tụ tập sự kiện đông người như trước nhưng mặt nào đó vẫn có những khía cạnh tươi sáng, đặc biệt là sự lên ngôi mạnh mẽ của thị trường online. Việc yêu cầu cách ly nhằm ngăn ngừa COVID-19 lây lan đã thúc đẩy hành vi online của phần đông dân chúng. Chiến lược chuyển đổi số sẽ trở thành điểm đáng chú ý nhất trong thời gian Trung Thu tới.

Hành vi của khách hàng thay đổi do tình hình giãn cách xã hội

Nếu tình hình giãn cách vẫn cứ căng thẳng trong thời gian tới, thì khao khát được đoàn tụ, sum họp của người dân sẽ ngày càng mạnh mẽ. Do nhiều người vẫn còn bị kẹt lại TP.HCM hay Hà Nội, họ không được trở về quê nhà cũng như bị hạn chế tối đa hoạt động xã hội.

Nguồn: Bộ Công thương Việt Nam

Ngoài ra, đại dịch COVID-19 đã làm thay đổi thói quen mua sắm của người dân trên toàn thế giới nói chung và người dân ở Việt Nam nói riêng. Điều này làm gia tăng nhu cầu trên các sàn thương mại điện tử, kéo theo hàng loạt các cửa hàng “đua nhau” xuất hiện trên các nền tảng này.

Điểm danh những chiến dịch của các “ông lớn” mùa Trung Thu năm COVID-19 đầu tiên

Kinh Đô

Kinh Đô không hổ danh là người đi đầu trong thị trường bánh trung thu, kể cả khi có đại dịch, hãng vẫn tăng trưởng khá mạnh. Nhãn hàng nổi tiếng với chất lượng sản phẩm đảm bảo và hương vị đa dạng như: đậu xanh, đậu đỏ, thập cẩm, sữa dừa... Sản phẩm của Kinh Đô được đầu tư về cả chất lượng lẫn mẫu mã, bao bì. Hệ thống phân phối của Kinh Đô trải dài khắp cả nước.

Chiến dịch “Tròn vị bánh, sáng mãi chuyện đêm trăng” của Kinh Đô

Với chủ đề “Tròn vị bánh, sáng mãi chuyện đêm trăng” năm 2020, Kinh Đô đã khẳng định được vị thế của mình. Nhãn hàng không sử dụng những chiến thuật truyền thông quá rầm rộ bởi họ đã có những khách hàng riêng cho mình. Năm 2020, hãng triển khai chiến dịch Marketing theo hướng kể chuyện (Storytelling) kết hợp với Music Marketing và keyhook “Tròn vị bánh, sáng mãi chuyện đêm trăng”. Đây không phải là một hướng đi quá mới mẻ nhưng với vị thế mà Kinh Đô đã tạo dựng được thì vẫn luôn đạt được nhiều thành công.

The Coffee House

Trong năm 2020, The Coffee House đã chứng minh được mình là một thương hiệu sáng tạo khi tung sản phẩm bánh trung thu đầu tiên của hãng ra thị trường. Chủ đề “The tale of Cuội” đã được khai thác nhằm tạo nên một chiến dịch Marketing rầm rộ.

Chiến dịch “The tale of Cuội” của The Coffee House

Thấu hiểu hành vi sử dụng điện thoại smartphone như một vật bất ly thân của giới trẻ, thương hiệu sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo vào sản phẩm vỏ bánh, tạo nên trải nghiệm thú vị và hấp dẫn. Sản phẩm không chỉ thu hút được khách hàng cũ mà còn “rinh” được một lượng lớn khách hàng mới. “Về nhà đón trăng cùng The Tale of Cuội 2020” đã khéo léo lồng ghép những giá trị Việt thân thuộc như lồng đèn ông sao, chú cuội...

Ý tưởng câu chuyện nào sẽ được kể mùa Trung Thu năm COVID-19 thứ hai?

Trong bối cảnh COVID-19, hoạt động kinh doanh của toàn ngành hàng và tâm lý của người tiêu dùng trong mùa Trung Thu bị ảnh hưởng khá nhiều. Liệu ngoài những insight quen thuộc như Tết đoàn viên, Mùa sum họp, Ngày hội trăng rằm, Trung Thu cho em... thì còn những hướng đi nào khác mà nhãn hàng có thể khai thác. Đặc biệt khi tình hình dịch bệnh vẫn đang nghiêm trọng, mọi hoạt động offline đều bị hạn chế tối đa?

Từ lâu đời, Tết Trung Thu đã được biết đến là dịp để đoàn viên, sum họp gia đình; để con cháu bày tỏ sự biết ơn, chăm sóc, báo hiếu ông bà và cha mẹ; để các em thiếu nhi vui chơi và phá cỗ... Đối với doanh nghiệp, Tết Trung Thu còn là dịp để bày tỏ sự tri ân với đối tác, khách hàng đã hợp tác trong suốt thời gian qua hay các cá nhân thể hiện sự kính trọng, tri ân thầy cô, bạn bè đã giúp đỡ mình… Vì vậy, dịp lễ này năm nay cũng như những hoạt động truyền thông mùa Trung Thu vẫn sẽ được người dân quan tâm và hưởng ứng.

Nhu cầu của người dân về tiêu dùng bánh trung thu vẫn đang rất lớn. Các keyword được quan tâm trong mùa Tết Trung Thu năm nay là:

Screen Shot 2021-08-21 at 3.40.45 PM

Tiêu dùng tại chỗ đã dần bị thay thế bởi tiêu dùng từ xa.

Tình hình dịch bệnh đang vẫn là mối lo ngại hàng đầu của mọi người dân, nên các góc độ tiếp cận công chúng nên là cách đón Trung Thu an toàn hay cách tổ chức Trung Thu tại gia. Bên cạnh đó, xu hướng handmade các sản phẩm trung thu vẫn sẽ giữ được độ hot do giãn cách kéo dài. Người tiêu dùng sẽ muốn tự tay làm những chiếc bánh, những sản phẩm để đón Tết Trung Thu bên cạnh gia đình và bè bạn. Nhãn hàng có thể đưa những yếu tố như “ngon như nhà làm”, “custom-made” vào sản phẩm hay hoạt động truyền thông của mình.

Xu hướng triển khai hiệu quả

  • Đề tài gia đình

Đây sẽ là thời điểm để các thương hiệu triển khai các nội dung xoay quanh chủ đề Trung Thu của gia đình. Khi những hoạt động xã hội bị ngưng do COVID-19, chúng ta dần sống chậm lại, có nhiều thời gian dành cho gia đình và trân trọng từng khoảnh khắc bên nhau.

  • Tiếp cận người dùng bằng việc kể chuyện

Marketing bằng cách kể chuyện (Storytelling) về những khó khăn của đại dịch COVID-19 nhưng chúng ta vẫn kiên cường vượt qua là một xu hướng đầy nhân văn mà các nhãn hàng có thể khai thác. Ngày nay với rất nhiều lựa chọn về định dạng nội dung, nhãn hàng có thể lựa chọn hình thức content thật sáng tạo, sử dụng nguyên liệu Marketing từ khách hàng và thương hiệu để tạo ra những câu chuyện gần gũi, thu hút đối tượng mục tiêu. 

  • Online shopping và online shipping

Theo VNEconomy, số liệu về thương mại điện tử được dự báo sẽ tăng 29% vào năm 2025. Không quá ngạc nhiên khi tiêu dùng tại chỗ đã dần bị thay thế bởi tiêu dùng từ xa (vận chuyển tới nhà). Xu hướng ship hàng quà tặng Trung Thu cũng sẽ tăng vọt trong năm nay khi người dân không thể tiếp xúc với nhau trực tiếp.

Tạm kết

Chỉ còn ít lâu nữa là đã đến tết Trung Thu, hẳn các thương hiệu đã bắt đầu “rục rịch” trở lại đường đua này. Với xu hướng thắt chặt chi tiêu và mua hàng trực tuyến của người dân hiện tại do dịch bệnh, các marketer hay nhãn hàng sẽ phải đặt ra nhiều câu hỏi để có thể giải quyết bài toán một cách triệt để.

Nguồn: Brandsvietnam

------------------------------

𝐃𝐈𝐆𝐈𝐖𝐎𝐍𝐃𝐄𝐑 - IMC Marketing Agency

🏠 Dịch vụ: Thương hiệu Truyền thông Marketing

Digital Marketing Production House OOH

Đào tạo Event

🏠 Địa chỉ: Tầng 6, Tòa nhà 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội

🏠 Số 39 Đinh Công Tráng, Phường Tân Định, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

☎️ Hotline: 091 105 6362

🌐 Website: www.digiwonder.vn 

📩 Email: hiendoan@digiwonder

Bài viết liên quan

Thị trường giày nội địa và những bước chuyển mình đầy tích cực
Thị trường giày nội địa và những bước chuyển mình đầy tích cực
Nhiều thương hiệu lớn của ngành F&B tham gia kinh doanh trên Lazada
Nhiều thương hiệu lớn của ngành F&B tham gia kinh doanh trên Lazada
Facebook chính thức đổi tên thành Meta, sẵn sàng bước vào kỷ nguyên vũ trụ ảo
Facebook chính thức đổi tên thành Meta, sẵn sàng bước vào kỷ nguyên vũ trụ ảo
KitKat ra mắt chiến dịch “HAVE A BITE”, định nghĩa cách ăn chocolate thế nào mới đúng
KitKat ra mắt chiến dịch “HAVE A BITE”, định nghĩa cách ăn chocolate thế nào mới đúng