Câu chuyện “Bán lược cho sư” và bài học về Strategic Planning.

Mọi doanh nghiệp có thể phát triển được bắt buộc cần Strategic planning.

Tuy nhiên vẫn còn nhiều doanh nghiệp/ tổ chức chưa hiểu rõ về tầm quan trọng của khái niệm này. 

Bài viết dưới đây sẽ giải đáp toàn bộ về Strategic Planning và các bước cụ thể để doanh nghiệp xây dựng bản kế hoạch chiến lược hiệu quả.

 

1. Marketing Strategy Planning là gì?

Strategic Planning là Hoạch định chiến lược. Đó là một quá trình được các tổ chức sử dụng để xác định các mục tiêu, các chiến lược cần thiết để hoàn thành các mục tiêu và hệ thống quản lý hiệu suất nội bộ để theo dõi và đánh giá tiến độ.

three men sitting while using laptops and watching man beside whiteboard

 

2.  “Bán lược cho sư” và câu chuyện về Marketing Strategic Planning:

Một công ty nọ muốn tuyển người bán hàng giỏi đã trao cho mỗi người 100 chiếc lược, yêu cầu họ đến các chùa để bán. Cái oái oăm là ở chùa sư đã xuống tóc, làm gì có nhu cầu sử dụng lược. Hàng trăm người đã ra đi vì bó tay. Tuy thế có ba người bán được hàng.

Người thứ nhất

Người thứ nhất mang lược đến chùa chào hàng đã bị các vị sư mắng và cho rằng anh này giễu cợt họ không có tóc. Nhưng anh này vẫn cắn răng chịu đứng cầu xin họ mua lược. Cuối cùng, một vị sư thương tình mua giúp 1 chiếc lược.

Người thứ hai

Người thứ hai, sau khi đi vòng quanh một ngôi chùa trên núi, tóc bị gió thổi tung xác xơ. Gặp sư trụ trì, anh ta chắp tay niệm "nam mô" và thưa rằng: "Trên núi cao gió thổi mạnh, các thiện nam tín nữ đến dâng hương mà tóc tai rối bù, e không thành kính trước cửa Phật. Xin nhà chùa chuẩn bị một vài chiếc lược để trước lúc dâng hương các phật tử chải tóc cho gọn gàng". Nghe anh ta nói có lý, nhà chùa có 10 lưu hương nên mua 10 chiếc lược cho anh ta.

Người thứ ba

Anh ta đến thẳng ngôi chùa lớn nhất vùng, xin gặp thượng toạ trụ trì mà thưa rằng: "Bạch thầy, chùa ta lớn nhất vùng, ngày nào cũng có hàng trăm tín đồ đến thắp hương. Chùa lớn như chùa ta, thiết tưởng cũng nên có chút tặng phẩm khuyến khích người làm việc thiện. Con có mang theo ít lược của công ty. Thầy có thư pháp hơn người, xin viết lên lược ba chữ "Lược tích thiện" làm tặng phẩm. Món quà này thật nhiều ý nghĩa". Nhà chùa nghe ra, hứng thú và mua liền 100 chiếc lược làm quà.

=> Người thứ nhất thuộc mẫu bán hàng cổ điển, cần cù nhẫn nại và kiên trì, nhưng để bán được hàng tốn rất nhiều thời gian và không bán được nhiều.

=> Người thứ hai có năng lực quan sát, suy đoán sự việc, tuy nhiên chưa tạo ra nhu cầu đủ lớn.

=> Người thứ ba nghiên cứu phân tích kỹ nhu cầu và tâm lý của đám đông, nắm bắt Insight, có Idea tốt, lại có giải pháp cụ thể nên đã mở ra một thị trường tốt cho sản phẩm. Ðây xứng đáng là người bán hàng giỏi của doanh nghiệp.

Câu chuyện nhấn mạnh tầm quan trọng của một Marketing Strategic Planning cụ thể, doanh nghiệp hoàn toàn có thể kích cầu để bán hàng, phát triển ở thị trường ngách.

hoc-duoc-gi-tu-cau-chuyen-kinh-dien-ban-luoc-cho-su-03

 

3.  Strategic planning giải quyết vấn đề gì cho doanh nghiệp?

Ngoài giai đoạn khởi động ban đầu, lập kế hoạch chiến lược có thể là một quá trình hữu ích trong suốt vòng đời phát triển của một doanh nghiệp.

Lập kế hoạch chiến lược mang lại lợi ích cho tổ chức trong mọi trường hợp:

- Thay đổi xu hướng ngành hoặc thị trường kinh tế.

- Trước khi ra mắt sản phẩm hoặc chi nhánh mới của doanh nghiệp.

- Sau khi hợp nhất với một tổ chức khác.

- Sau khi thay đổi lãnh đạo cấp cao.

 

4. Các bước để lập Strategic Planning:

person working on blue and white paper on board

 

Strategic Planning là quy trình mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần nắm rõ và thực hiện. Các bước cụ thể để lập Strategic planning là:

A - Nghiên cứu và xác định sứ mệnh:

Sứ mệnh chính là mục tiêu, mục đích mà doanh nghiệp hướng tới, muốn đạt được.

Sứ mệnh của một tổ chức cần phải khái quát nhưng cũng rõ ràng, ngắn gọn. Tuyên bố này sẽ chỉ hướng cho tổ chức và những chức năng, hoạt động chính của tổ chức nhằm đạt được những cơ hội tốt nhất.

Sứ mệnh rõ ràng, đúng đắn sẽ góp phần giúp cho nhân viên làm việc có mục tiêu, độc lập nhưng vẫn đảm bảo được tính đoàn kết, tập thể trong công việc.

person writing on white paper

 

B- Phân tích SWOT:

SWOT là những giả thiết và sự kiện làm cơ sở cho một kế hoạch, một mục tiêu. Từ việc phân tích điểm mạnh, điểm yếu nội bộ tổ chức và phân tích thị trường.

  • Đánh giá những điểm mạnh của doanh nghiệp, khám phá ra điều gì là điểm đặc trưng, nổi bật của tổ chức? Trình độ chuyên môn của đội ngũ công nhân viên? Thị phần của tổ chức? 
  • Đánh giá điểm yếu như: Trang thiết bị có lạc hậu cần nâng cấp không? Công nghệ sử dụng hiện tại như thế nào?
  • Phân tích những thách thức cũng như cơ hội như: Các thị trường tiềm năng là những thị trường nào? Thị phần hiện nay mà tổ chức có thể chiếm là bao nhiêu? Đối thủ cạnh tranh mạnh như thế nào? Các nguồn lực hiện nay có đáp ứng đủ nhu cầu không? 

CĐặt các mốc mục tiêu và mục tiêu:

Các mốc mục tiêu và mục tiêu này phải phù hợp với mục tiêu của tổ chức, và có khả năng tạo ra cơ sở cho những kế hoạch sau này.

Phần lớn những doanh nghiệp sẽ đặt ra những mục tiêu dài hạn và ngắn hạn cho mình dựa trên nhiều yếu tố bao gồm: hoàn vốn đầu tư, quy mô hoạt động,… 

Ngoài ra, họ cũng sẽ lập một mức chuẩn tối thiểu có thể chấp nhận được, hay mức giới hạn nhất định. 

Dựa vào các mục tiêu này, doanh nghiệp sẽ đánh giá mức độ hoàn thành dự án.

five person by table watching turned on white iMac

 

D- Xây dựng chiến lược:

Dựa vào tầm nhìn và sứ mệnh, mục tiêu của mình, các doanh nghiệp sẽ xây dựng lên những chiến lược. 

Xây dựng chiến lược cụ thể và cần thiết cho từng nhiệm vụ hay hành động nhằm tạo ra một kế hoạch cụ thể. 

Việc xây dựng chiến lược này cũng cần kiểm tra, đánh giá.

Môi trường bên ngoài không ngừng thay đổi, vậy nên các chiến lược này có thể thay đổi linh hoạt để phù hợp với sự thay đổi đó, nhằm tạo được lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trước những đối thủ.

 

E- Theo dõi kế hoạch:

 

turned on monitoring screen

 

Theo dõi công việc một cách có hệ thống là rất cần thiết, có theo dõi mới có thể cải thiện quy trình lập kế hoạch chiến lược.

Để có một quy trình thủ tục theo dõi, doanh nghiệp cần lập ra những tiêu chuẩn ngắn hạn cho những biến số chủ yếu có thể chứng thực những ước tính trong một khoảng thời gian dài.

Cho dù những giá trị ước tính đó có lợi thì vẫn phải có hướng dẫn cụ thể trong thời gian ngắn hạn, phòng trường hợp kế hoạch không theo đúng dự tính ban đầu. 

Cần lập những tiêu chí để quyết định khi muốn thay đổi chiến lược. 

Việc thu thập và tổng hợp những ý kiến phản hồi khi đó là cần thiết, từ kết quả đó để sử dụng cho chu kỳ lập kế hoạch tiếp theo.

Để có thể hiểu rõ hơn về Strategic Planning. Bạn có thể xem qua bài viết "QUY TRÌNH XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING TỔNG THỂ"

------------------------------

𝐃𝐈𝐆𝐈𝐖𝐎𝐍𝐃𝐄𝐑 - IMC Marketing Agency

🏠 Dịch vụ: Thương hiệu Truyền thông Marketing

Digital Marketing Production House OOH

Đào tạo Event

🏠 Địa chỉ: Tầng 6, Tòa nhà 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội

🏠 Số 39 Đinh Công Tráng, Phường Tân Định, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

☎️ Hotline: 091 105 6362

🌐 Website: www.digiwonder.vn 

📩 Email: hiendoan@digiwonder

Bài viết liên quan

Điểm tên 10 chiến dịch vì cộng đồng “chiếm sóng” mạng xã hội trong mùa dịch
Điểm tên 10 chiến dịch vì cộng đồng “chiếm sóng” mạng xã hội trong mùa dịch
Top 4 Agency cung cấp dịch vụ digital marketing uy tín tại Hà Nội
Top 4 Agency cung cấp dịch vụ digital marketing uy tín tại Hà Nội
15 lỗi phổ biến trong Content Facebook mà bạn không nhận ra
15 lỗi phổ biến trong Content Facebook mà bạn không nhận ra
Sử Dụng Mạng Xã Hội Để Xây Dựng Thương Hiệu
Sử Dụng Mạng Xã Hội Để Xây Dựng Thương Hiệu